Saturday, 20/04/2024 - 08:12|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường Mầm non Lương Phú

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI CÓ THÓI QUEN TỐT TRONG GIỜ ĂN

 BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI CÓ THÓI QUEN TỐT TRONG GIỜ ĂN

Trẻ em là nguồn hạnh phúc niềm tự hào của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường , gia đình, xã hội.

Việc giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi có một số thói quen tốt trong khi ăn rất quan trọng vì nó giúp trẻ chủ động hơn trong bữa ăn, trẻ tham gia vào giờ ăn một cách hứng thú, vui vẻ, trẻ ăn hết xuất ăn của mình, trẻ biết một số hành vi văn hóa trong khi ăn như biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, khi ăn xong biết tự cất bát và ghế của mình vào đúng nơi quy định, trong lúc ăn không cười, đùa nghịch bạn, biết ăn.

Những kỹ năng văn hóa trong ăn uống này không những đáp ứng nhu cầu năng lượng hoạt động trong ngày của trẻ mà nó còn giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất cũng như tinh thần. Việc trẻ ăn uống đúng giờ giấc, đủ khẩu phần, không kén chọn thức ăn sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

       Qua thực tế thói quen trong khi ăn uống của trẻ như sau:

+ Đa số trẻ trong lớp chưa tự xúc cơm, chưa ăn được hết xuất của mình, trong khi ăn trẻ chưa vui vẻ, tự giác vẫn còn mang tính chất ép buộc.

+ Vẫn còn một số cháu chưa biết ăn rau hành và các chất tanh như tôm,

cua, cá, khi ăn còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn, nói chuyện trong khi ăn, đến giờ ăn không muốn ăn, trong giờ ăn chưa chú ý để ăn.

+ Trẻ cũng có một số thói quen trong ăn uống nhưng phải có sự nhắc nhở cũng như sự bao quát của cô giáo.

* Qua thực tế tôi đã đưa ra một số biện pháp giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn uống như sau :

- Xây dựng bầu không khí giờ ăn vui tươi, thân thiện, thoải mái.

+ Tạo môi trường trước khi ăn là rất quan trọng cô chuẩn bị môi trường sạch sẽ, bàn ăn có khăn trải bàn, lọ hoa khích thích bầu không khí vui tươi trước khi ăn.

+ Cũng như người lớn việc tạo cảm giác hứng thú trước khi ăn là vô cùng quan trọng, không thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ luôn ở trạng thái uể oải, không tập trung. Do đó trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe những câu truyện vui, liên quan đến cách ăn uống mang tính giáo dục cao, hoặc có thể kể chuyện, cho trẻ đọc thơ, hoặc hát các bài hát có nội dung phù hợp mạng tính giáo dục cao.

 

(Cô trẻ vỗ tay trước khi ăn)

+ Trẻ 24- 36 tháng có tâm lí rất sợ bị chê và thích được khen ngợi, nắm bắt được đặc điểm tâm lý này của trẻ, trong lúc trẻ ăn tôi cùng với giáo viên trong lớp luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiện, động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan, nghe lời cô.

+ Trẻ nào cũng muốn được cô khen nên các trẻ rất cố gắng ăn ngoan, ăn hết xuất và tôi nhận thấy việc khen ngợi trẻ đã giúp cho trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt không chỉ trong hoạt động ăn mà còn tiến bộ trong các hoạt động khác.

+ Trong khi ăn trẻ không tranh dành thức ăn, không xúc cơm sang bát của bạn

- Rèn trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ giấc, ăn hết xuất và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

+ Để biện pháp này có hiệu quả, tôi đã nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (Không cắt xén, thay đổi tùy tiện) thực hiện đúng thời gian theo quy định. Có như thế mới tạo cho trẻ thói quen tốt giờ nào việc ấy.

+ Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với phụ huynh để rèn nề nếp thói quen tốt vào bữa tối, bữa sáng và những ngày nghỉ trẻ ở nhà phụ huynh cũng làm theo chế độ sinh hoạt của trẻ ở lớp.Việc làm này đã làm tăng sự gần gũi giữa gia đình và lớp

trong việc tạo nên thói quen tốt cho trẻ.

- Hình thành thói quen tốt và tính tự lập cho trẻ trong giờ ăn.

+ Trước giờ ăn trẻ biết mời cô giáo, mời các bạn.

+ Trong bữa ăn của gia đình mà trẻ được ngồi cùng mâm có những bé thì rất thích, trẻ luôn tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn. Một số phụ huynh sợ con bẩn nên không cho trẻ dùng bát thìa tự xúc cơm. Như vậy vô tình chúng ta đã kìm hãm ham muốn ăn uống của trẻ. Khi ăn nên cho trẻ một ít ăn trước, ăn hết lại xới thêm, để tăng thêm lòng tin ăn uống của trẻ. Tránh ép bé ăn, để tránh sinh ra bực bội trẻ chán ăn.

+ Cô luôn động viên khuyến khích để trẻ tự xúc ăn.

(Trẻ tự xúc cơm)

+ Trong khi ăn trẻ không nói chuyện, không xúc thức ăn ra bàn, hay xúc sang bát của bạn khác, khi ho, hắt hơi phải biết che miệng hay ngoảnh ra ngoài.

+ Trẻ tập thói quen tự phục vụ như ăn xong cất bát, thìa vào rổ và cất ghế đúng nơi quy định, ăn xong biết đi lau miệng, uống nước.

Qua quá trình thực hiện trẻ đã hình thành và có thói quen tốt trong ăn uống.

(Trẻ ăn xong cất bát)

                                                                                                                              Tác giả

                                                                                                      

 

Hà Thị Hồng Hương

Lượt xem: 4.338
Tác giả: Hà Thị Hồng Hương
Nguồn:Hoạt động chuyên môn Copy link
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 44
Hôm qua : 350
Tháng 04 : 3.622
Năm 2024 : 28.074